THỜI GIAN LÀM VIỆC 24/24
HOTLINE : (028) 6270 0119 - (028) 2215 4274
0982 120 908 - 090 371 5529 - 0933 161 985
Cơ sở 1: 245 Bình Quới (1051 Xô Viết Nghệ Tỉnh - số cũ) - P.28 - Q.Bình Thạnh - Tp.HCM
Cơ sở 2: 978 Nguyễn Duy Trinh - P. Phú Hữu - Q.9 - Tp.HCM
Dulsara Vidanagama
Phong trào Mithuru Mithuro
Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị và Hoà nhập cộng đồng:
Ở Sri Lanka, có một số người cai nghiện trong chương trình hiện nay có xu hướng chạy gấp qua giai đoạn hoà nhập cộng đồng, để bỏ qua nó, mà phần này thực ra là thường sau giai đoạn chăm sóc sau cai. Điều này chủ yếu là bởi vì những tác nhân phổ biến (như địa vị xã hội, những biến cố hay sự việc xảy ra, các hoạt động) trong cái thế giới bên ngoài phạm vi CBCĐ. Kết quả là giai đoạn Hoà nhập cộng đồng được thực hiện một cách cưỡng ép. Tiến bộ mà người cai nghiện đã đạt được trong gia đoạn hoà nhập cộng đồng lại được đánh giá trước khi xem xét để cho vào giai đoạn chăm sóc sau cai.
Những vấn đề chung mà Người cai nghiện và Nhân viên gặp phải trong công tác hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng:
Kỹ năng cần thiết khi làm việc trong quá trình hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng:
Xem xét và Quản lý Tái nghiện trong quá trình hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng:
Quản lý:
Tiến hành và Phát triển Chương trình Hỗ trợ Sau cai và Hoà nhập Cộng đồng ở các cơ sở tại Châu Á:
Ý TƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ TIẾN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HOÀ NHẬP XÃ HỘI/CHĂM SÓC SAU CAI NGHIỆN TẠI CÁC CƠ SỞ Ở CHÂU Á
Dù là ở đất nước nào hay nền văn hoá nào, thì vấn đề lạm dụng ma tuý cũng có những điểm chung là thách thức những người làm chính sách, người thi hành luật pháp và người cung cấp dịch vụ xã hội. Là người cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn hy vọng việc điều trị của mình có hiệu quả, giúp người cai nghiện phát triển và hoà nhập lại vào cộng đồng. Có nhiều phần tiếp theo sau quá trình phục hồi và sau đây là một số ý tưởng có thể xem xét khi phát triển và tiến hành chương trình hoà nhập xã hội/chăm sóc sau cai nghiện tại các cơ sở khác nhau:
Kết luận:
Trong việc cung cấp chương trình chăm sóc sau điều trị cai nghiện trong giai đoạn hoà nhập xã hội, người cung cấp dịch vụ đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, đều là những vấn đề điển hình của người nhận dịch vụ gồm việc quản lý tái nghiện, giải quyết các vấn đề cám dỗ, sự thất vọng và những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, vv... Vì vậy chương trình của chúng ta nên nhạy cảm và khả thi đủ để đáp ứng những nhu cầu thay đổi của người cai nghiện đang tranh đấu với hoạt động lạm dụng các chất có chiều hướng thay đổi nhanh chóng. Là nhà cung cấp dịch vụ, chúng tôi cần phải xem xét kỹ chương trình điều trị, rèn luyện các kỹ năng tư vấn và cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên. Đồng thời chúng tôi cũng cần cân nhắc, xem xét các nguyên tắc tiến hành và phát triển chương trình của chúng tôi theo cách phù hợp với bản sắc văn hoá riêng của đất nước chúng tôi.
Trung tâm Điều trị cho Phụ nữ đã sử dụng Chữa bệnh Cộng đồng trong chương trình điều trị và chăm sóc sau cai nghiện 20 năm qua riêng ở Hồng Kông, tôi thấy mừng là chúng ta có một “Gia đình lớn” ở châu Á cũng như trên phạm vi thế giới, mọi người có thể biết nhau và liên lạc với nhau, tất cả cùng tham gia vào một công việc đầy ý nghĩa là điều trị cai nghiện ma tuý. Tôi tin tưởng rằng có sự trao đổi, liên lạc và giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ hoàn toàn có thể mang lại một chương trình điều trị và chăm sóc sau cai nghiện tốt hơn và tốt hơn nữa cho người cai nghiện.
Ang Poh Wah
Tổ chức các Doanh nghiệp Điều trị Phục hồi Singapore (SCORE)
Giới thiệu:
Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị cai và Hoà nhập cộng đồng ở Singapore có tính đến việc cần phải tạo ra một sự liên tục trong điều trị cho người nghiện ma tuý đang phục hồi. Phục hồi thành công có ý nghĩa là người nghiện có thể đương đầu với các tình huống tốt hơn sau khi họ được thả ra tù hoặc được ra về từ Ngôi nhà trung chuyển (Halfway House). Họ có thể có những bước tiến tích cực để giải quyết những khó khăn của bản thân và sống một cuộc sống khoẻ khoắn, lành mạnh, không phải dùng đến ma tuý. Người nghiện đang phục hồi được cung cấp các trợ giúp cần thiết để họ thay đổi trở lại, hoà nhập lại vào xã hội. Mục tiêu cuối cùng nhằm đạt được thành công trong công tác phục hồi người nghiện là phải đảm bảo rằng họ có thể hoạt động chức năng như những thành viên đang đóng góp cho xã hội. Vì vậy, một phương pháp hoà nhập cung cấp những giúp đỡ cần thiết cho người cai nghiện ma tuý có tầm quan trọng vô cùng to lớn.
Phương pháp hoà nhập:
Một phương pháp hoà nhập để phục hồi người nghiện cần có sự giúp đỡ của cộng đồng. Đây là nơi “Cộng đồng chung tay phục hồi người từng lầm lỗi” (CARE) – Mạng lưới được thành lập năm 2001 với mục tiêu là tạo ra một “sự phục hồi liên tục thông qua chăm sóc”, với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức hoạt động chăm sóc sau điều trị như sau:
Mạng lưới CARE có chức năng hỗ trợ sau điều trị:
Hành động của Chính phủ:
Chính phủ có bước đi ban đầu trong việc phục hồi người nghiện ma tuý bằng việc cung cấp cho họ một môi trường cho phép có thể học hành ngay cả trong thời gian ở tù. Việc phục hồi đòi hỏi người cai nghiện phải làm một số việc như tự đánh giá, tự ý thức ngay tại đầu giai đoạn phục hồi. Mục đích là để tạo ra những cơ hội mới cho người nghiện học một lối sống tích cực. Lối sống của hầu hết người nghiện là tiêu cực và mạng lưới trợ giúp họ cũng là hạn chế. Một khi người cai nghiện đã được tăng cường ý thức, họ sẽ có phản ứng tốt hơn và có những cách xử lý tích cực hơn trong quá trình hoà nhập xã hội của họ. Và với một mạng lưới hỗ trợ sẵn sàng cho họ hoà nhập xã hội ngay khi được ra tù, thì chắc chắn tỷ lệ tái nghiện sẽ ở mức thấp nhất.
Sự tham gia của Ngôi nhà trung chuyển (Halfway House – HWHs)
Mô hình Halfway House đã đóng một vai trò rất quan trọng từ thập niên 1970. Một số Halfway House thuộc nhà thờ Thiên chúa đã được thành lập vào khoảng thời gian đó, gồm có tên là: Hiding Place (Nơi ẩn nấp), Helping Hand (Bàn tay giúp đỡ), và Teen Challenge (Thách thức tuổi thơ),vv. Các Halfway House này đã giúp đỡ hàng trăm người nghiện kể từ khi đó. Yếu tố tinh thần là nhân tố quyết định chính trong chương trình phục hồi của các Halfway House. Hiện nay có 9 Halfway House thuộc đạo Thiên chúa giáo và 5 Halfway House khác trong đó có 3 cái thuộc đạo Hồi, 1 thuộc đạo Hindu và 1 thuộc Phật giáo.
Các Halfway House cung cấp đào tạo và việc làm hoặc trợ giúp những người đang trong giai đoạn hoà nhập cộng đồng. Trong quá trình này, họ được phép đi ra ngoài làm việc và quay trở lại Halfway House khi hết giờ làm việc. Quá trình này kéo dài 4 – 6 tháng, sau đó họ được trở về khi đã hoàn thành chương trình nội trú. Một vài người vẫn tiếp tục giữ liên lạc với Halfway House và tiếp tục tham gia các hoạt động của HWHs. Tuy nhiên, vẫn cần phải làm khá nhiều việc cho giai đoạn hỗ trợ sau điều trị này vì hầu hết trong số họ sau khi rời khỏi chương trình không còn gặp nhân viên HWHs.
Các phương pháp phục hồi được các Tổ chức hỗ trợ sau điều trị trên tiến hành như một phần của Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị và Hoà nhập cộng đồng:
Người tư vấn có chức năng tư vấn cho người cai nghiện ngay cả khi đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, khi họ vẫn còn trong trại tù hoặc tại các cơ sở Halfway House. Điều này là bởi vì việc ràng buộc người cai nghiện ngay trong giai đoạn ban đầu là điều quyết định thành công của việc phục hồi. Công tác đánh giá cần được tiến hành trước khi tiến hành tư vấn cho người nghiện. Các tổ chức như SANA và SACA có tham gia vào giai đoạn hỗ trợ sau cai và hoà nhập xã hội, họ cung cấp tư vấn và trợ giúp sau ai cho người nghiện đang phục hồi. Công việc này có ích bởi vì nó đảm bảo sự liên tục của quá trình phục hồi cho người nghiện.
Một hệ thống trợ giúp khá tốt đang được cung cấp bởi các tổ chức hỗ trợ sau cai như SCORE, SANA và SACA. Người tư vấn và những tình nguyện viên có kinh nghiệm tiến hành làm việc nhóm cho người nghiện đang phục hồi. Mục tiêu là cung cấp cho những người nghiện đó một giai đoạn được trợ giúp khi họ đang điều chỉnh cho phù hợp vói một lối sống mới để hoà nhập với xã hội.
Việc đào tạo và dạy nghề được cung cấp cho những người nghiện đã phục hồi, họ được lựa chọn sau khi xem xét thấy phù hợp, khi vẫn còn đang ở tù. Tuy nhiên, với những người không có được cơ hội này, họ vẫn có thể nhận được trợ giúp dạy nghề từ các tổ chức như SCORE hoặc ISCOS khi họ được thả ra tù.
SCORE là một tổ chức có pháp nhân có nhiệm vụ giúp đỡ phạm nhân hoặc từng là phạm nhân bao gồm cả người nghiện, giúp họ hoà nhập xã hội. Tổ chức cũng giúp đỡ họ tìm kiếm việc làm thông qua ngân hàng việc làm của tổ chức. Ngân hàng việc làm bao gồm những nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng trợ giúp dạy nghề và cung cấp cấp cơ hội việc làm. Một mặt người cai nghiện được tạo thêm cơ hội để bắt đầu lại một lần nữa, mặt khác họ được trao quyền tự chịu trách nhiệm với cuộc sống. Nó cũng giúp nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của người cai nghiện, khích lệ và tạo động cơ cho họ thay đổi lối sống. Vì vậy nó là một cơ hội chiến thắng cho cả nhà tuyển dụng và người cai nghiện bởi vì nhà tuyển dụng có một nguồn lao động đầy tiềm năng trong khi người cai nghiện lại có thể kiếm được việc làm để trang trải cuộc sống.
Các gia đình cũng cần sự trợ giúp của cộng đồng để giúp đỡ họ. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì khi người cai nghiện trở về nhà họ cần một môi trường có gia đình hỗ trợ để giúp họ phục hồi. Vẫn còn chưa hết là có nhiều gia đình vẫn chưa biết cách giải quyết hay điều chỉnh khi có người nghiện trở về. Việc tư vấn gia đình là rất cần thiết. Các gia đình cần có sự hiểu biết tốt và tốt hơn nữa cách giúp đỡ những người thân yêu của mình vừa được trả tự do. Đôi khi có một số tình huống mà gia đình có thể trở thành những cản trở thay vì giúp đỡ khi mà sự phục hồi của người cai nghiện không được giúp đỡ tốt. Các Trung tâm Dịch vụ Gia đình (FSCs) là những tổ chức tốt nhất có sự trợ giúp này.
Phương pháp của chúng tôi:
Kể từ khi bắt đầu vào tháng 6/1989 và cho đến năm 2000, trên 900 người nghiện đã được đưa vào chương trình. Sau 10 năm nỗ lực phục hồi người cai nghiện, giờ đây Nhà trung chuyển PERTAPIS là một Halfway House được thành lập lớn nhất ở Singapore, là nơi cung cấp môi trường đào tạo hữu hiệu thông qua biện pháp kỷ luật, rèn luyện dựa trên triết lý tự lực của khái niệm của Chữa bệnh Cộng đồng.
Nỗ lực cố gắng của chúng tôi là giúp đỡ người cai nghiện và quan trọng hơn là khơi rậy cách nhìn nhận về những điều tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống thay vì việc phải dùng đến ma tuý hay những thứ gây hại khác. Do đó chương trình phác hoạ những nhu cầu căn bản để đảm bảo chú tâm vào những yếu tố có quan hệ đến sự phát triển từng bước của người cai nghiện.
Việc đề ra các yếu tố trong công tác hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng là để xác định những nhu cầu của đối tượng trong cuộc sống, để đề ra những trợ giúp về tinh thần và để nâng cao nhận thức của xã hội. Đối tượng được giúp đỡ để nhận ra và giải quyết những tâm tư khúc mắc xuất hiện khi họ được tách ra khỏi chữa bệnh cộng đồng và trong khi hoà nhập xã hội.
Định hướng trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu của đối tượng để đảm bảo họ sẵn sàng tiến tới kết quả thực sự. Do đó điều cơ bản là cán bộ điều trị vừa có thể tạo lập được sự đánh giá lại vừa xây dựng kế hoạch điều trị có sự tham gia của đối tượng. Sự đồng ý và quyết tâm phục hồi của đối tượng là điều căn bản, nó là động lực cổ vũ họ đổi mới, sẽ phục hồi họ một cách toàn diện, và nối tiếp là sự hoà nhập xã hội thành công của họ.
Hoà nhập cộng đồng:
Các đối tượng được hoà nhập trước với những mặt đời sống chính mà cụ thể là với gia đình, các quan hệ, học vấn, nghề nghiệp và tác động của xã hội. Họ được khuyến khích dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài để mở rộng quan hệ xã hội. Ngoài ra họ cũng bị yêu cầu thực hiện những chức năng sau:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một số người cai nghiện trong chương trình hiện nay có xu hướng chạy gấp qua giai đoạn hoà nhập cộng đồng, chủ yếu là bởi vì những tác nhân phổ biến (công ăn việc làm, kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết...). Kết quả là giai đoạn Hoà nhập cộng đồng được thực hiện một cách cưỡng ép và thường dễ bị thất bại.
NGƯỜI CAI NGHIỆN TỪ TRUNG TÂM TRỞ VỀ CỘNG ĐỒNG DỄ CÓ TƯ TƯỞNG HỤT HẪNG KHI THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG MỘT CÁCH ĐỘT NGỘT – NHÀ TRUNG CHUYỂN SẼ GIÚP HỌ TỪNG BƯỚC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG. Để thực hiện tốt việc này người cai nghiện phải hiểu rằng mình phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình dưới sự hổ trợ của cán bộ điều trị và tập thể.
Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị cai và Hoà nhập cộng đồng có tính đến việc cần phải tạo ra một sự liên tục trong điều trị cho người nghiện ma tuý đang phục hồi. Phục hồi thành công có ý nghĩa là người nghiện có thể đương đầu với các tình huống tốt hơn sau khi họ được ra về từ NGÔI NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE). Họ có thể có những bước tiến tích cực để giải quyết những khó khăn của bản thân và sống một cuộc sống khoẻ khoắn, lành mạnh, không phải dùng đến ma tuý. Người nghiện đang phục hồi được cung cấp các trợ giúp cần thiết để họ thay đổi trở lại, hoà nhập lại vào xã hội.
Sau thời gian cai nghiện tập trung và trước khi tái hòa nhập cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học cách thích nghi dần thông qua thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp” – Để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trì một cuộc sống không ma túy thì quá trình hổ trợ là một yếu tố rất cần thiết.
Việc chăm sóc sau cai nghiện là tạo mọi thuận lợi cho người nghiện hội nhập lại với cộng đồng. Mục tiêu chính của công tác chăm sóc này là:
1. Giúp người đã cai nghiện củng cố những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bình thường, tập thích nghi dần với các sinh hoạt tại cộng đồng.
2. Khuyến khích người đã cai nghiện tham gia các hoạt động để họ cảm thấy mình còn có ích, vẫn còn khả năng, có ý thức về bổn phận và trách nhiệm.
3. Người đã cai nghiện được mạng lưới hỗ trợ xã hội giúp đỡ để gắn kết với những người bình thường.
4. Giúp người đã cai duy trì ý thức làm chủ bản thân và trách nhiệm với cuộc sống của mình.
5. Đối tượng được tiếp tục kiểm tra việc tái sử dụng ma túy để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục, bao gồm các vấn đề sau:
1. Điều chỉnh về tâm lý: Giúp đối tượng chế ngự và xử lý những thèm nhớ ma tuý, những dấu hiệu cảnh báo tái nghiện, những nguyên nhân dẫn đến buồn chán, cô đơn, thất vọng, chấn thương tâm lý.
2. Điều chỉnh về xã hội: Giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân và gia đình, những căng thẳng trong cuộc sống, duy trì việc làm ổn định, những áp lực từ bạn bè và xã hội, quản lý tiền bạc và sự điều chỉnh với cuộc sống mới,v.v…
3. Cân bằng lối sống: Thực hiện và tham gia các hoạt động xã hội, cân bằng giữa công việc và thời gian nhàn rỗi, v.v…
4. Kế hoạch hồi phục dài hạn: Có kế hoạch từng bước cho công tác cai nghiện bản thân.
5. Tiếp tục phát triển mạng lưới trợ giúp: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình hổ trợ người cai nghiện tiến đến sự hồi phục.
II. HỖ TRỢ NGƯỜI CAI NGHIỆN TRƯỚC KHI TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG - MÔ HÌNH NHÀ TRUNG CHUYỂN (HALFWAY HOUSE):
HALFWAY HOUSE - HWHS
Mô hình Halfway House đã đóng một vai trò rất quan trọng từ thập niên 1970. Một số Halfway House thuộc nhà thờ Thiên chúa đã được thành lập vào khoảng thời gian đó, gồm có tên là: Hiding Place (Nơi ẩn nấp), Helping Hand (Bàn tay giúp đỡ), và Teen Challenge (Thách thức tuổi thơ),vv. Các Halfway House này đã giúp đỡ hàng trăm người nghiện kể từ khi đó. Yếu tố tinh thần là nhân tố quyết định chính trong chương trình phục hồi của các Halfway House.
Các Halfway House cung cấp đào tạo và việc làm hoặc trợ giúp những người đang trong giai đoạn hoà nhập cộng đồng. Trong quá trình này, họ được phép đi ra ngoài làm việc và quay trở lại Halfway House khi hết giờ làm việc. Quá trình này kéo dài 4 – 6 tháng, sau đó họ được trở về khi đã hoàn thành chương trình nội trú. Một vài người vẫn tiếp tục giữ liên lạc với Halfway House và tiếp tục tham gia các hoạt động của HWHs. Tuy nhiên, vẫn cần phải làm khá nhiều việc cho giai đoạn hỗ trợ sau điều trị này vì hầu hết trong số họ sau khi rời khỏi chương trình không còn gặp nhân viên HWHs.
Các phương pháp phục hồi được các Tổ chức hỗ trợ sau điều trị trên tiến hành như một phần của Chương trình Hỗ trợ Sau điều trị và Hoà nhập cộng đồng:
1. SINH HOẠT VÀ TƯ VẤN SAU CAI NGHIỆN: Trong quá trình hoà nhập, người đã cai nghiện vẫn tiếp tục dưới sự chăm sóc của cán bộ điều trị. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc trong các buổi sinh hoạt và tư vấn cá nhân và nhóm. Người đã cai, từng bước được phép về nhà để học cách thích nghi dần với cuộc sống và gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà và về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để điều chỉnh về xã hội và tâm lý của họ. Cán bộ điều trị sẽ sớm nhận biết các biểu hiện của họ như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để phát hiện và giải quyết kịp thời những khả năng gây tái nghiện. Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.
2. NGƯỜI TƯ VẤN ĐỒNG ĐẲNG: Những người đã hoàn thành chương trình ở NHÀ TRUNG CHUYỂN (Halfway House) với kết quả đạt yêu cầu được xét làm người tư vấn đồng đẳng. Người tư vấn đồng đẳng cần có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra và thực hiện được vai trò của người giám sát. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là đầu đàn của tập thể học viên nội trú, bán trú, người sẽ làm vai trò mẫu mực cho người cai nghiện, sẽ làm việc thường xuyên trong chương trình điều trị và được hưởng phụ cấp. Họ là những trợ lý cho các cán bộ điều trị trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình cai nghiện. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những “người đồng đẳng” vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.
3. SỰ QUAN HỆ ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG: Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được đưa vào chương trình điều trị nội trú. Cán bộ điều trị giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các buổi sinh hoạt nhóm gia đình cũng được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ điều trị nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.
4. LÀM VIỆC NHÓM: Người tư vấn và những tình nguyện viên có kinh nghiệm tiến hành làm việc nhóm cho người nghiện đang phục hồi. Mục tiêu là cung cấp cho những người nghiện đó một giai đoạn được trợ giúp khi họ đang điều chỉnh cho phù hợp vói một lối sống mới để hoà nhập với xã hội.
5. ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ: Việc đào tạo và dạy nghề được cung cấp cho những người nghiện đã phục hồi, họ được lựa chọn sau khi xem xét thấy phù hợp.
6. GIẢI QUYẾT VIỆT LÀM - TIẾP TỤC THEO HỌC CÁC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA: Người cai nghiện được tạo thêm cơ hội để bắt đầu lại một lần nữa, mặt khác họ được trao quyền tự chịu trách nhiệm với cuộc sống. Nó cũng giúp nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng của người cai nghiện, khích lệ và tạo động cơ cho họ thay đổi lối sống. Vì vậy nó là một cơ hội chiến thắng cho cả nhà tuyển dụng và người cai nghiện bởi vì nhà tuyển dụng có một nguồn lao động đầy tiềm năng trong khi người cai nghiện lại có thể kiếm được việc làm để trang trải cuộc sống. Một số người cai nghiện là sinh viên - học sinh cần phải tiếp tục theo học ở các trường lớp, vì lý do bỏ học và ma túy làm tổn thương hệ thống não bộ nên việc theo học văn hóa sẽ gặp phải một số khó khăn.
7. CAN THIỆP GIA ĐÌNH: Các gia đình cũng cần sự trợ giúp của cộng đồng để giúp đỡ họ. Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì khi người cai nghiện trở về nhà họ cần một môi trường có gia đình hỗ trợ để giúp họ phục hồi. Vẫn còn chưa hết là có nhiều gia đình vẫn chưa biết cách giải quyết hay điều chỉnh khi có người nghiện trở về. Việc tư vấn gia đình là rất cần thiết. Các gia đình cần có sự hiểu biết tốt và tốt hơn nữa cách giúp đỡ những người thân yêu của mình vừa được trả tự do. Đôi khi có một số tình huống mà gia đình có thể trở thành những cản trở thay vì giúp đỡ khi mà sự phục hồi của người cai nghiện không được giúp đỡ tốt. Các Trung tâm Dịch vụ Gia đình (FSCs) là những tổ chức tốt nhất có sự trợ giúp này.
Những vấn đề chung mà người tư vấn và người cai nghiện gặp phải:
Những vấn đề mà người cai nghiện gặp phải thường là bị ảnh hưởng hay bị tác động bởi khả năng giải quyết của họ. Những vấn đề điều chỉnh như việc phải sống theo một lối sống mới không ma tuý và làm những việc khác nhau trong lần đầu tiên trong đời. Những tình huống thay đổi hay những vấn đề giữa các cá nhân với nhau cũng quyết định mức độ giải quyết và điều chỉnh của họ.
1. Khả năng giải quyết được quyết định bởi những yếu tố sau:
1.1. Mức độ tự tin và tính kiên nhẫn của cá nhân
1.2. Phát triển một bộ các giá trị khác nhau để bắt đầu lại
1.3. Gặp những người bạn mới không nghiện.ma tuý
1.4. Làm việc hàng ngày trong một môi trường mới
2. Kỹ năng của người tư vấn trong việc trang bị kiến thức:
Người tư vấn cần dẫn bước người cai nghiện đi xuốt quá trình học tập. Cá nhân đang phục hồi phải học cách đối phó một cách chủ động hoặc mạnh mẽ khi họ dời khỏi chương trình, vì họ vẫn chưa hết rủi ro tái nghiện. Trong giai đoạn hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng, sự trợ giúp đưa ra phải đúng đắn, phù hợp và đúng lúc. Khái niệm “tình yêu bền bỉ” vẫn còn thích đáng. Những trượt ngã là không thể tránh khỏi. Do vậy, điều quan trọng là cá nhân đang phục hồi cần có một người thầy tốt để họ có thể có những giúp đỡ trước khi bị xa vào tình trạng nghiêm trọng. Việc giúp đỡ tư vấn này cần kéo dài ít nhất là một năm.
3. Cách trợ giúp người nghiện đang phục hồi:
- Sự cần thiết về tâm lý: ý thức về những nhu cầu của đối tượng và lưu ý về những cái có thẻ gây tổn thương
- Cách tiếp cận: Coi đối tượng là trung tâm (chứ không phải là việc điều trị và cần vô tư, bày tỏ sự ấm áp, niềm nở và quan tâm)
- Quyết định thời điểm: Khi đối tượng sẵn sàng phục hồi thì cần đưa ra những trợ giúp cần thiết
- Sự tận tâm giúp đỡ: Có mặt cùng đối tượng khi cần, giúp đỡ và cần phải chắc chắn
- Môi trường: Cần có nơi thuận lợi, không đến những nơi chỉ ở mức tương tự
- Việc chăm sóc: Không chỉ trích, phê bình và có phạm vi rõ ràng
- Việc kiểm thử: Thông qua biện pháp thử và tìm lỗi.
Việc trang bị cho người cai nghiện đang phục hồi những kỹ năng sống và nghề nghiệp có tầm quan trọng to lớn. Nguyên tắc này áp dụng cho các cơ sở ở châu á. ở một nước châu á, khái niệm việc làm được xem là một yếu tố cơ bản. Tầm quan trọng của việc làm được đặt trọng tâm chủ yếu ở phần Halfway House. Nó nằm ở sự nhận thức về chính bản thân; có đóng góp tài chính cho gia đình được coi trọng cao và nâng sự tự tin lên. Lòng tự trọng thấp và sự tự tin nghèo nàn luôn song hành với tình trạng thất nghiệp. Do vậy, việc học kinh nghiệm thông qua thái độ và cách ứng xử trong công việc cần được xem là một phần của chương trình phục hồi. Việc đặt ra trách nhiệm cùng những chức năng của công việc (nghề nghiệp) được xem là một phần của chương trình điều trị sẽ chắc chắn đem lại sự hoà nhập cho người cai nghiện quay trở về với xã hội.
Nỗ lực cố gắng là giúp đỡ người cai nghiện và quan trọng hơn là khơi rậy cách nhìn nhận về những điều tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống thay vì việc phải dùng đến ma tuý hay những thứ gây hại khác. Do đó chương trình phác hoạ những nhu cầu căn bản để đảm bảo chú tâm vào những yếu tố có quan hệ đến sự phát triển từng bước của người cai nghiện.
Việc đề ra các yếu tố trong công tác hỗ trợ sau cai và hoà nhập cộng đồng là để xác định những nhu cầu của đối tượng trong cuộc sống, để đề ra những trợ giúp về tinh thần và để nâng cao nhận thức của xã hội. Đối tượng được giúp đỡ để nhận ra và giải quyết những tâm tư khúc mắc xuất hiện khi họ được tách ra khỏi chữa bệnh cộng đồng và trong khi hoà nhập xã hội.
Định hướng trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu của đối tượng để đảm bảo họ sẵn sàng tiến tới kết quả thực sự. Do đó điều cơ bản là cán bộ điều trị vừa có thể tạo lập được sự đánh giá lại vừa xây dựng kế hoạch điều trị có sự tham gia của đối tượng. Sự đồng ý và quyết tâm phục hồi của đối tượng là điều căn bản, nó là động lực cổ vũ họ đổi mới, sẽ phục hồi họ một cách toàn diện, và nối tiếp là sự hoà nhập xã hội thành công của họ.
Hoà nhập cộng đồng:
Các đối tượng được hoà nhập trước với những mặt đời sống chính mà cụ thể là với gia đình, các quan hệ, học vấn, nghề nghiệp và tác động của xã hội. Họ được khuyến khích dành nhiều thời gian hơn ở bên ngoài để mở rộng quan hệ xã hội. Ngoài ra họ cũng bị yêu cầu thực hiện những chức năng sau:
- Tham gia vào hội thảo phòng ngừa tái nghiện.
- Tổng kết lại công việc.
- Thực hiện lại 12 bước và 12 nguyên tắc của N.A.
- Có một công việc ổn định, đảm bảo, ổn định về tài chính và bảo hiểm cá nhân.
- Có thể đương đầu với tất cả những vấn đề trước đây, thái độ và những lo láng về bi tách biệt, có thể giải quyết một cách thích hợp.
- Duy trì một tư thế chắc chắn với người khác và trong xã hội.
Đối tượng phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Họ phải duy trì một tư thế chắc chắn liên tục và một phép lịch sự xã giao cũng như những thói quen theo quy phạm của xã hội. Ngoài ra họ cũng bị yêu cầu thực hiện các việc sau:
- Dành một lượng thời gian nhiều hơn để xây dựng một ngôi nhà an toàn bên ngoài chữa bệnh cộng đồng
- Có thể tham gia tích cực trong các nhóm thành viên và tiếp tục chương trình 12 bước.
Hỗ trợ Sau điều trị:
Nguyên tắc này có sự liên quan phối hợp cùng các ban ngành khác bởi lẽ nhà cung cấp dịch vụ có chức năng cung cấp cơ hội cùng sự trợ giúp, và những nhu cầu cần thiết khác cho đối tượng với mục đích chính là phục hồi thông qua việc quan tâm, chăm sóc.
Sự tiếp cận đa chiều này có tầm quan trọng trong việc phục hồi có hiệu quả cho đối tượng, đem lại sự điều chỉnh để phù hợp với đời sống xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp này đòi hỏi cần có một đội ngũ những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách riêng lẻ mà cần nguồn hỗ trợ từ nhiều phía, từ cộng đồng, các cán bộ trong lĩnh vực này và từ chính phủ để đảm bảo sự vận hành suôn sẻ.
HỖ TRỢ SAU ĐIỀU TRỊ VÀ HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG
Sau thời gian cai nghiện tập trung và trước khi tái hũa nhập hoàn toàn với cộng đồng, người nghiện cần một thời gian điều trị bán trú để học và thích nghi dần với thử thách gọi là “giai đoạn chuyển tiếp” – Mọi người đều thừa nhận rằng để giúp người cai nghiện tiếp tục duy trỡ một cuộc sống khụng ma tỳy thỡ quỏ trỡnh hổ trợ là một yếu tố rất cần thiết.
Việc chăm sóc sau cai nghiện là tạo mọi thuận lợi cho người nghiện hội nhập lại với cộng đồng. Mục tiêu chính của công tác chăm sóc này là:
Hồi phục là một quá trình phát triển liên tục. Với những người đến chỗ chúng tôi để điều trị sau cai, thì mục tiêu can thiệp của chúng tôi là về các mặt sau:
DỊCH VỤ SAU CAI NGHIỆN VÀ PHẠM VI CỦA DỊCH VỤ:
Dịch vụ sau cai nghiện của chúng tôi bao gồm từ việc tư vấn việc làm, chỗ ở, trợ giúp tài chính đến các hoạt động giải trí là để giúp người đã cai hoà nhập xã hội và duy trì một cuộc sống không có ma tuý. Về bản chất, dịch vụ của chúng tôi là sự kết hợp của 3 phương pháp can thiệp sau điều trị của Brown và Asherly (1979) (trích từ Jerome Platt, 1986) (2):
1. Đưa dịch vụ đến cộng đồng: Phương pháp này liên quan việc các nhân viên là thành viên của chương trình điều trị sẽ theo sát người nghiện “đang phục hồi”. Nó liên quan đến việc các cán bộ làm công tác xã hội xâm nhập vào cộng đồng để theo dõi sự tiến bộ của đối tượng và để cung cấp trợ giúp. Tổ chức nhóm sống cùng nhau (ví dụ như mô hình Halfway House hay một số thành viên nhóm sống cùng nhau) sẽ được thu xếp thực hiện, và người nghiện phải chịu trách nhiệm chính đối với bản thân mình, nhóm trợ giúp được tiến hành đều đặn (mỗi tuần một lần) do các cán bộ làm công tác xã hội tiến hành.
* Trợ giúp tư vấn Sau điều trị: Trong quá trình hoà nhập, người đã cai nghiện vẫn tiếp tục dưới sự chăm sóc của cán bộ xã hội. Mọi mặt đời sống của họ được chăm sóc trong các buổi tư vấn cá nhân và nhóm. Nhóm phòng chống tái nghiện sẽ bắt đầu khi họ ở Halfway House. Người đã cai được phép về nhà để học cách dần thích nghi với cuộc sống gia đình. Họ được khuyến khích bày tỏ các cảm giác tích cực cũng như tiêu cực khi quay trở về nhà và về với cộng đồng. Đây là một cách tốt để nhận biết những điều chỉnh về xã hội và tâm lý của họ; Nhận biết các biểu hiện ban đầu của họ như thất vọng, bi quan là cực kỳ quan trọng để dập tắt kịp thời những nhen nhóm tái nghiện. Tất cả những gì mà họ đã học được trong quá trình điều trị sẽ được bộc lộ ở giai đoạn này.
Sự liên quan của gia đình và của những người có ảnh hưởng: Các thành viên gia đình được mời tham gia vào quá trình điều trị ngay khi người cai được vào chương trình điều trị nội trú của chúng tôi. Cán bộ xã hội giữ liên lạc đều đặn với các thành viên gia đình và các nhóm gia đình cũng sẽ được tiến hành đều đặn. Theo cách đó, các thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng lớn sẽ biết cách đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Đặc biệt là khi họ trở về nhà, sự hợp tác từ phía gia đình và của những người có ảnh hưởng là cực kỳ quan trọng để cán bộ xã hội nắm bắt được quá trình tiến bộ cá nhân của người cai nghiện.
* Sự phối hợp Người tư vấn đồng đẳng/ ở Nội trú: Việc ở nội trú là để tập huấn cho người đã cai nghiện những công việc chính thức (như ở Chữa bệnh Cộng đồng cho Phụ nữ (WTC) và ở trung tâm thành phố) để chuẩn bị cho việc đi xin việc bên ngoài. Những người đã hoàn thành chương trình ở Halfway House với kết quả đạt yêu cầu đều có thể xin dự tập huấn. Việc nội trú cần phải cả ngày và cần tiến hành các nhiệm vụ của người giám sát có đầy đủ năng lực nghiệp vụ đề ra. Người tư vấn đồng đẳng có thể được xem như là một phẩm cấp thăng tiến của Nội trú, người sẽ làm vai trò hình mẫu cho người cai nghiện, và sẽ làm việc cả ngày trong chương trình điều trị. Họ đồng thời cũng là những trợ lý cho các nhân viên trong hoạt động hàng ngày cũng như việc tiến hành chương trình của WTC. Là vai trò hình mẫu và vai trò hỗ trợ cho những “người đồng đẳng” vẫn còn đang điều trị, họ sẽ không chỉ thôi thúc người cai nghiện tiến đến cuộc sống không ma tuý, mà họ còn là những động lực để duy trì sự thành công trong việc hoà nhập xã hội của người cai nghiện.
* Tư vấn nghề nghiệp và Hỗ trợ việc làm: Trong việc tư vấn nghề nghiệp chúng tôi nhằm vào việc cung cấp thông tin cho người cai nghiện về thị trường lao động, những kỹ năng và kinh nghiệm cần để đi xin một việc làm, những áp lực và những phần thưởng liên quan đến công việc đó. Việc giúp họ nhận biết khả năng và hạn chế của họ, cũng như duy trì cho họ một động cơ nghề nghiệp cũng nằm trong nội dung của phần tư vấn. Tổ chức Tự lực Pui Hong (một nhóm tự lực gồm những người đã từng nghiện ma tuý) bắt đầu hỗ trợ dịch vụ việc làm vào năm 2000, phát triển dịch vụ hướng dẫn viên cho nhóm đối tượng nữ và dịch vụ dọn nhà cho nhóm nam giới. Hỗ trợ việc làm giúp đỡ người cai nghiện theo cách đưa ra cơ hội việc làm và cung cấp đầy đủ những khoá đào tạo thông qua công việc thực tế đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây ở Hồng Kông. Đó cũng là một bàn đạp cho việc được tuyển dụng ở ngoài đời khi mà những “nhà tuyển dụng này” đã có thêm kinh nghiệm làm việc và sự tự tin để gặp các thách thức trong công việc ngoài đời.
* Sự chuyển tiếp đến các dịch vụ khác có liên quan: Sự chuyển tiếp này đối với đối tượng hoặc với gia đình đối tượng được thực hiện khi thấy cần và về các mặt như dịch vụ việc làm, hỗ trợ an ninh xã hội toàn diện, cung cấp nhà tình thương, dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ, y tế, v.v…
2. Nhóm Tự lực: Trọng tâm được đặt lên sự hỗ trợ nhóm nhằm duy trì hành vi đã được thay đổi. Chủ yếu là dựa trên mô hình liệu pháp người giúp đỡ trong đó các cá nhân đạt được một sự đồng nhất mới bằng việc giúp đỡ những người khác, “trọng tâm lớn được đặt lên việc nêu gương làm mẫu và một mạng lưới trợ giúp, cùng với một ý thức hệ được truyền đi thông qua mọi thành viên nhóm, các buổi gặp mặt thường kỳ và sự đoàn kết trong nhóm” (J.Platt, 1986 – tr.256) (2).
Tổ chức Tự lực Pui Hong là một minh chứng tốt của mô hình này. Đây là một nhóm tự lực gồm những người đã từng nghiện ma tuý. Người đã cai nghiện sau khi được cho về mà duy trì được 3 tháng không dính líu đến ma tuý là có đủ tư cách để gia nhập làm hội viên. Các vấn đề đặc thù của từng khu vực được xây dựng trên cơ sở vùng đó và Tổ chức Women’s District Chapter (WDC – Tổ chức về các vấn đề theo đặc thù khu vực của Phụ nữ) là dành cho phụ nữ đã cai nghiện. Uỷ ban của WDC gồm những người đã cai ở các cấp khác nhau (bao gồm cả những nhân viên là người nghiện đã cai của chương trình WTC) và một cán bộ xã hội được chỉ định làm điều phối viên. Họp thường kỳ, phục vụ tự nguyện và các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức. Tư cách thành viên được chuyển từ người nhận dịch vụ sang người cung cấp dịch vụ, từ một người nghiện sang làm thành viên của nhóm tự lực làm ngọn cờ đầu của một cuộc sống mới, giúp mình và cả người khác. Trong quá trình trao và nhận thì cũng là một quá trình cho phép người cai chấp nhận họ và chấp nhận người khác. Sự chuyển đổi tư cách trên và sự hoà nhập xã hội là xảy ra đồng thời.
Sự tham gia của những người không chuyên nghiệp trong cộng đồng: Theo phương pháp này, những tình nguyện viên (không phải là người nghiện) đã được cộng đồng kiểm chứng cẩn thận được giao giúp đỡ người nghiện có cùng đặc điểm về nhân khẩu học. Họ gặp mặt thường xuyên để tổ chức và cùng tham gia vào các hoạt động cộng đồng chung, nhằm giúp người nghiện học từ những mô hình điển hình phù hợp.
Nhóm tình nguyện viên được thành lập theo phương pháp này. Các tình nguyện viên được xem xét cẩn thận trước khi được gia nhập nhóm để đảm bảo chắc chắn vai trò tích cực của họ đối với người nghiện. Tình nguyện viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành bầu bạn và hội nhập xã hội của người nghiện.
Các thành viên trong cộng đồng từ mọi tầng lớp xã hội, có địa vị, nghề nghiệp, trình độ văn hoá khác nhau đều có thể tham gia và được đào tạo làm tình nguyện viên. Thông qua sự quan tâm và chăm sóc của họ, người cai nghiện xây dựng mối quan hệ thân thiện với họ một cách tự nhiên. Họ cũng giúp người đã cai mở rộng đời sống xã hội, và tự tin hơn trong cuộc sống.
Những vấn đề mà Nhân viên và Người cai nghiện thường gặp phải trong giai đoạn Sau điều trị và Hoà nhập xã hội:
Những kỹ năng tư vấn hiệu quả khi làm việc với người cai nghiện trong giai đoạn Chăm sóc sau cai và Hoà nhập xã hội:
Dù với kỹ năng tư vấn nào được áp dụng, thì việc xây dựng một mối quan hệ tin tưởng và chất lượng giữa cán bộ xã hội và người cai nghiện là quan trọng nhất. Mối quan hệ này được thiết lập bắt đầu từ ngày đối tượng vào điều trị, được chăm sóc, được tương tác xuyên xuốt cả quá trình phục hồi. Nội dung tiếp theo sẽ thảo luận về các kỹ năng tư vấn khi làm việc cùng đối tượng trong quá trình chăm sóc sau điều trị cai và hoà nhập xã hội, cùng với trích dẫn về những yếu tố cốt lõi và kỹ năng của người tư vấn trong phần tư vấn cá nhân của Lawson, Lawson, Rivers and Clayton (2001) (3). Những yếu tố cốt lõi hình thành cơ sở để bắt đầu quá trình tư vấn sẽ được thảo luận trước tiên, sau đó là 5 kỹ năng của người tư vấn để người cai nghiện phát triển sự tự khám phá, sự hiểu biết và thay đổi; cả hai vấn đề này cần có sự liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tư vấn.
Sự hoà hợp: Sự hoà hợp được mô tả rất đơn giản là một điều kiện thiết yếu cho mối quan hệ vô điều kiện và thoái mái giữa người tư vấn và người được tư vấn, khuyên bảo. Nó được thiết lập và duy trì thông qua sự quan tâm thật sự của người tư vấn, và trong sự chấp thuận của người được tư vấn. Nó không thể bị cưỡng ép hoặc bị toan tính. Nó là sự quan hệ đặc trưng bởi sự quan tâm, có trách nhiệm và một “tình thương cảm thông.” (Shertzer & Stone, 1980, tr.261 – trích từ Lawson, Lawson, River and Clayton, 2001, tr.84). Nó cần được thiết lập ngay từ đầu và được tồn tại cho đến khi kết thúc mối quan hệ. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ với người nghiện là nữ bởi phần lớn họ không dễ dàng đặt niềm tin vào người khác.
Sự thông cảm: Là việc người tư vấn đặt mình vào hoàn cảnh của người nghiện để thấu hiểu những gì mà đối tượng đang truyền đạt và những xúc cảm đằng sau. Bằng việc phản ánh những gì đang được diễn tả bằng lời nói hay cử chỉ, người tư vấn có thể tóm lược lại những gì đang được nói và đang được quan sát trong quá trình tư vấn. Sự thông cảm là khả năng cảm nhận mọi mặt đời sống của đối tượng mà không đánh mất nhiệm vụ của người tư vấn. Điều này đặc biệt đúng khi làm việc với những phụ nữ nghiện đã bị tổn thương. Khi đứng vào vị trí của người nghiện, người tư vấn không nên nhận định thái quá hoặc quên mất nhiệm vụ là giúp đỡ, truyền đi niềm hy vọng và tăng thêm khả năng thay đổi cho đối tượng.
Sự chân thật: Sự chân thật hay sự tương đẳng ngụ ý là sự trung thực với chính bản thân khi làm một người tư vấn. Người tư vấn không nói hết mọi thứ mà mình đang nghĩ và đang cảm nhận, và cũng không tự phơi bày hoàn toàn. Thái độ này là đặc biệt quan trọng khi tư vấn cho người nghiện ma tuý bởi họ che giấu rất tốt cảm giác cũng như giỏi vờ lảng. Khi người tư vấn bày tỏ sự chân thật có thể sẽ giúp đối tượng gỡ bỏ mặt nạ đi và đến với những cảm giác được bảo vệ, che trở. “Đối tượng sẽ dễ dàng bày tỏ sự chân thật của họ hơn nếu người tư vấn thực hiện điều này trước.” (tr.87)
Sự ân cần: Đây là điều cơ bản vì nó cho thấy toàn bộ tâm trí của người tư vấn trong cuộc đối thoại với đối tượng, điều này sẽ khuyến khích đối tượng mạnh dạn chia xẻ và làm tăng mối quan hệ tư vấn. Nữ giới rất nhạy cảm, đặc biệt với
những ai sẵn lòng cảm thông như chồng, người thân trong gia đình hoặc cán bộ xã hội. Họ đặc biệt mong chờ ở cán bộ xã hội và xem xét xem có nên tin cán bộ không. Sự quan tâm đầy đủ của cán bộ xã hội trong quá trình tư vấn sẽ khuyến khích người cai nghiện chia xẻ thoải mái và họ cũng sẽ cảm thấy được quan tâm và chăm sóc đặc biệt.
Sự tôn trọng: Bên cạnh sự quan tâm và chăm sóc, người tư vấn cần truyền đi một niềm tin chắc chắn rằng người nghiện có khả năng và sức mạnh vốn có để giải quyết những khó khăn của mình và họ có quyền lựa chọn và đưa ra quyết định. Sự quan tâm tích cực vô điều kiện này cũng mang lại thái độ cởi mở rất cần thiết trong quá trình sau cai vì người nghiện sẽ sẵn lòng hơn để chia xẻ với cán bộ về những cái sai hoặc chưa hoàn chỉnh của họ. Điều này giúp cán bộ đưa ra những can thiệp thích hợp đúng lúc. Đây cũng là một cách giúp người nghiện có trách nhiệm với chính bản thân. Khi cán bộ có sự tôn trọng đối với người cai nghiện sẽ giúp người cai khám phá ra những mặt mạnh và mặt yếu của họ, giúp họ tận dụng điểm mạnh và vượt qua điểm yếu.
Sự trực tiếp: Điều quan trọng là người cán bộ có thể truyền đạt những cảm nghĩ và trải nghiệm sẽ xuất hiện giữa cán bộ và người cai trong tình huống hiện tại. Bằng việc làm như vậy, cán bộ đã giúp người nghiện nắm bắt tốt hơn những gì đang diễn ra. Do người nghiện rất giỏi vận dụng, họ dùng nhiều kỹ thuật bảo vệ để chống chế lại sự thật. “Những đối tượng này có thể học để tiếp cận những sự thật của cuộc sống ngay trước mắt nếu người tư vấn không ngại nói ra điều này một cách trực tiếp và trung thực.” (tr.91). Điều này được áp dụng đặc biệt khi làm việc với đối tượng nữ là người rất giỏi trong việc vận dụng, phủ nhận, lảng tránh những đau khổ và sự thật.
Sự cụ thể: Điều này đề cập đến sự trả lời cụ thể và chính xác cuả người tư vấn đối với người cai nghiện. Cán bộ nên tránh không để đối tượng rơi vào những cái trừu tượng, bị tri thức hoá và khái quát hoá, có thể dẫn tới sự lảng tránh trách nhiệm của họ. Cán bộ cần hướng đối tượng vào những vấn đề liên quan rồi lại quay trở về hiện tại. Được cụ thể và đươc giao kết sẽ giúp người nghiện có trách nhiệm với suy nghĩ, niềm tin và hành động của họ, bởi vì chính người nghiện là đối tượng có trách nhiệm phải thay đổi họ.
Sự ấm áp, niềm nở: “Sự ấm áp, niềm nở trong giao tiếp nói chung là thông qua những hành động cử chỉ như: nụ cười, điệu bộ, giọng nói, cử chỉ và tư thế.” (tr.93). Sự ấm áp, niềm nở nên tự nhiên và người tư vấn nên xem xét đến nhu cầu của đối tượng trong việc diễn đạt sự niềm nở ấm cúng. Khi được dùng thích hợp và đúng mức, sự ấm áp và niềm nở sẽ là “cây cầu” cho việc hình thành mối quan hệ tin cậy với đối tượng (đặc biệt là với phụ nữ) là người rất hay đánh giá quan hệ.
2. Các kỹ năng của người tư vấn:
2.2 Kỹ năng phản ánh: ‘Roger (1951) đã định nghĩa sự phản ánh những cảm nghĩ như một cách “để hiểu từ quan điểm của đối tượng và để truyền đạt cái đã hiểu, nắm bắt được”(tr.452). Sự phản ánh là một cách để truyền đạt những gì cốt lõi mà đối tượng đang cảm nghĩ và đang trải nghiệm’ (tr.96). Như vậy sẽ giúp đối tượng tập trung vào những cảm nghĩ thực sự. Điều này có tác dụng khi làm việc với những đối tượng khó nói về cảm giác, cảm nghĩ hay những đối tượng không ý thức được cảm nghĩ đó. Với những đối tượng là nữ đã từng bị tổn thương, họ luôn dùng cách phủ nhận hoặc lấy lý trí để “kìm nén” những cảm xúc đau đớn; kỹ năng này có thể giúp đối tượng tiến đến những cảm nghĩ của họ và làm việc thông qua các cảm nghĩ này.
2.3 Đặt câu hỏi: Đây là một kỹ thuật để lấy thông tin từ đối tượng; thường người ta thích hỏi những câu hỏi mở để đối tượng tự do diễn tả kinh nghiệm theo cách riêng của họ. “Việc đặt câu hỏi là cách hữu hiệu để lấy những thông tin cụ thể hoặc hướng cuộc nói chuyện đến những kênh hiệu quả hơn (Shertzer & Stone, 1980). Câu hỏi được đưa ra trực tiếp nên có kết thúc mở nhưng vẫn phải liên quan đến mục tiêu chủ đề, cái mà đối tượng có thể đang lảng tránh hoặc cảm thấy khó diễn tả.” (tr.97)
2.4 Đối mặt: Đây là một kỹ năng chung trong tư vấn cai nghiện đặc biệt trong chữa bệnh cộng đồng. “Sự bóp méo về nhận thức cũng là điểm chung đối với người nghiện ma tuý và người nghiện rượu. Họ có thể có một niềm tin sai lầm về chính họ, về thế giới và về đời sống nên và không nên như thế nào” (tr.99). Cách suy nghĩ sai lầm này đã ảnh hưởng tới sự nhận thức về sự thật của họ cũng như việc tạo ra những thay đổi cần thiết. Họ cũng dùng mọi phương pháp phòng thủ (như phủ nhận, duy lý hoá, tối thiểu hoá, tri thức hoá và vận dụng các cái khác, vv...) để duy trì việc nghiện của họ. Sự đối mặt được dùng để thử thách và điều chỉnh những nhận thức bị sai lệch của đối tượng, những niềm tin và ý nghĩ sai lầm, để đi đến đối mặt với sự thật. Kỹ năng này có lợi ích suyên xuốt cả quá trình phục hồi và điều trị, bởi vì đối tượng không chỉ được giúp đỡ để giữ liên thông với kinh nghiệm của họ mà còn được giúp phát triển, tiến bộ.
2.5 Sự dãi bày: Là hành động mà người tư vấn chia xẻ những cảm giác và kinh nghiệm của mình để giúp đối tượng. Dãi bày cũng là cách dùng giác quan tự cảm nhận như một công cụ liệu pháp. Tuy nhiên, nên dùng nó một cách thích hợp và đúng lúc, dãi bày quá mức sẽ lại không còn tác dụng giúp đối tượng. Trong giai đoạn sau cai, mối quan hệ nhân viên - đối tượng được hình thành theo thời gian, theo kinh nghiệm của cán bộ đã trực tiếp làm chữa bệnh cộng đồng cho phụ nữ, thì họ thấy hiệu quả hơn khi làm việc trong mối quan hệ bình đẳng. Sử dụng dãi bày một cách thích hợp có tác dụng khuyến khích đối tượng chia xẻ nhiều hơn và giúp đối tượng lấy được cảm hứng từ kinh nghiệm của người cán bộ.
Tái nghiện và Quản lý tái nghiện;
Việc lạm dụng ma tuý là một điều kiện của tái nghiện; nếu sự khủng hoảng tái nghiện được giảm tối thiểu thì khả năng duy trì tình trạng không ma tuý của người cai sẽ ở mức cao nhất. Tái nghiện là một thách thức chung của tất cả người cai nghiện trên con đường đi tới phục hồi. Dường như tất cả người cai nghiện đều trải qua “tái nghiện” trước khi đạt được sự phục hồi lâu dài. Mọi thất bại đều là kinh nghiệm mà đối tượng đã học được trước khi họ xây dựng cho mình bản kế hoạch phòng chống tái nghiện; trước tiên họ nên tích luỹ và đánh giá kinh nghiệm học được qua sự thất bại. Tái nghiện là một sự thật mà cán bộ xã hội cần đối mặt cùng với người cai trong quá trình phục hồi. Xuyên suốt chương trình điều trị và chăm sóc sau cai, người cai nghiện nên được trang bị “những kỹ năng phòng chống tái nghiện” cũng như xây dựng được ý thức đối với những nhân tố góp phần làm tái nghiện. Thảo luận về quản lý tái nghiện, ý tưởng của Daley (1989) đã được đưa vào kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi theo các nội dụng sau:
1. Tái nghiện nên được quản lý theo các cách sau: (Daley, 1989 – tr.24-27)
1.1 Xác định hình thức tái nghiện và đề ra cách điều trị phù hợp: Một khi tái nghiện xảy ra, cán bộ xã hội phải hiểu hình thức xảy ra tái nghiện đối với người cai càng sớm càng tốt. Có sự can thiệp và đối phó thích hợp với “sự trượt ngã” có thể tránh được sự tái nghiện hoàn toàn. Trong trường hợp có những dấu hiệu về bệnh lý thì việc bình ổn bằng y học là cần được tiến hành. Xác định rõ loại/kiểu tái nghiện sẽ giúp điều trị đúng. Cần có sự quan tâm đặc biệt đối với các ca có “bệnh án hoặc biến chứng tâm thần liên quan đến việc sử dụng các chất” (tr.25).
1.2 Đánh giá những nhân tố góp phần làm tái nghiện: Một khi người cai đã ổn định và đang trong tình trạng tốt để có thể bàn bạc về tái nghiện, cán bộ nên giúp họ thử định ra những nhân tố có khả năng góp phần làm tái nghiện cũng như xác định trước những dấu hiệu nguy hiểm. Việc này giúp họ học được những kinh nghiệm, cán bộ cũng cần chỉ bảo họ cách nhận biết những mầm mống có thể gây tái nghiện và cách để họ đối phó với chúng trong tương lai.
1.3 Tìm kiếm sự trợ giúp từ phía gia đình người cai nghiện hoặc “những người có ảnh hưởng”: Đó sẽ là một nguồn hỗ trợ tốt nếu người cai nghiện sẵn lòng dãi bày những biểu hiện tái nghiện cho gia đình hoặc người có ảnh hưởng, nhiều người vẫn còn cảm thấy xấu hổ, hổ thẹn khi cho gia đình biết những thất bại của họ. Điều này cho phép người nghiện giải toả những cảm giác hỗn độn của sự tức giận, cảm giác tội lỗi và hổ thẹn. Sự giúp đỡ và thông hiểu của gia đình và những người có ảnh hưởng quan trọng sẽ là liều thuốc để người cai nghiện tự tha thứ, khoan dung. Thảo luận về mức ảnh hưởng do sự việc tái nghiện đối với những người trong gia đình và người có ảnh hưởng quan trọng có thể giúp người cai nghiện nhận biết được mức ảnh hưởng từ hành vi của họ đối với những người đó, những người luôn quan tâm đến họ. Đây cũng là sự chuẩn bị cho người cai nghiện đối mặt với những người chủ chốt này. Mời các thành viên gia đình cùng thảo luận cởi mở về việc tái nghiện cũng có thể giúp họ giải toả những tâm tư và chia xẻ những cảm nhận của họ. Họ cũng có thể sẽ đưa ra một chiến lược cùng nhau phòng chống tái nghiện trong tương lai.
1.4 Mời các đối tượng thảo luận trong nhóm cùng chia xẻ kinh nghiệm chống tái nghiện: Việc này mang lại cơ hội cho các thành viên cùng thảo luận cởi mở trong nhóm, vừa mang lại kết quả cho nhóm vừa có được hỗ trợ từ các thành viên nhóm khác. Việc tái nghiện vừa là kinh nghiệm học hỏi tốt cho tất cả các thành viên dù là họ chưa tái nghiện. Trong quá trình thảo luận cởi mở, những thành viên “không tái nghiện” có thể chia sẻ những cảm giác và suy nghĩ về quá trình phục hồi của mình. Họ cũng sẽ có ý thức hơn trong việc phòng chống tái nghiện, là việc làm quan trọng trong việc điều chỉnh thái độ và niềm tin của họ cho quá trình phục hồi. “Hợp đồng” có thể được sử dụng để đảm bảo là những dẫu hiệu cảnh báo hay những tái nghiện thực sự đã được dạy bảo và được điều trị thích hợp. Hợp đồng được lập với các thành viên trong nhóm là biện pháp tốt để sớm nhận biết những manh mối hoặc những hiện tượng tái nghiện thực sự trong các thành viên, vì vậy mà việc tái nghiện sẽ không thể che giấu được và sẽ phải đối mặt với toàn bộ thành viên nhóm.
2. Sự phản ánh và kinh nghiệm thực tiễn:
Việc xác định được “tình trạng tái nghiện” càng sớm là việc rất quan trọng, tuy nhiên, đây cũng là lúc khó với cả cán bộ và người cai khi đối mặt với “sự thật”. Người nghiện luôn cảm thấy hổ thẹn hay tội lỗi đối với cán bộ hoặc với những người trong gia đình về sự tái nghiện của mình, sẽ phải mất “một lúc” mới có đủ can đảm và sẵn sàng để dãi bày điều này. Một số nữ nghiện chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết để đối phó với việc tái nghiện nên họ thường giấu giếm và cố tự mình làm sạch. Nhiều người đã cố gắng chăm chỉ song do không có sự trợ giúp nên số người thành công không nhiều. Người nghiện cảm thấy khó khăn để có thể thú nhận, nói về thất bại của họ đối với những người luôn quan tâm đến họ, cũng bởi vì họ không muốn làm những người đó buồn. Để người nghiện trung thực và đủ can đảm đối mặt với những khó khăn và dám tìm kiếm giúp đỡ từ những người phù hợp là việc vô cùng quan trọng.
Tái nghiện là một chủ đề nhạy cảm, cần có sự quan tâm, chú ý để giải quyết nó. Một điều mà chúng ta nên lưu tâm là không nên phản ứng quá mức với người bị tái nghiện bởi vì có thể chúng ta là người đầu tiên được biết điều bí mật này và chúng ta cũng nên chuẩn bị để đối mặt với sự thất bại này cùng với người tái nghiện. Khi người tái nghiện sẵn lòng dãi bày với cán bộ thì cũng là lúc họ sẵn sàng đối mặt với sự việc tái nghiện, chính họ là người quyết định cần phải làm gì với “tái nghiện”. Có được sự giúp đỡ từ phía gia đình là việc rất tốt, với điều kiện là gia đình phải hiểu tình cảm và điều kiện của người tái nghiện và phải sẵn sàng giúp đỡ. Nếu không thì chính họ lại là những cản trở cho người tái nghiện. Rất nhiều người trong gia đình không muốn biết sự thật tái nghiện và họ có thể cảm thấy quá đau đớn và quá xúc động để hành động bất cứ cái gì. Đôi khi họ lại đặt quá nhiều áp lực đối với người tái nghiện hoặc sự phản ứng quá mức của họ làm người tái nghiện sợ hãi, không đối mặt với sự thất bại một cách tích cực. Sự xem xét cẩn trọng cần được tiến hành trước khi cho phép thành viên gia đình vào quá trình quản lý tái nghiện. Ý chí của người tái nghiện là yếu tố quyết định.
Cũng là điều tốt nếu cơ sở điều trị có thể cung cấp chương trình quản lý tái nghiện bao gồm cả chỗ ở và các yếu tố tư vấn. Một “chỗ trú đảm bảo” với khả năng tiếp cận được với ma tuý ở mức thấp nhất cùng một sự giám sát chặt chẽ các điều kiện của người cai là điều cốt yếu của công tác hỗ trợ cho người cai trong thời điểm khó khăn này. Hỗ trợ tư vấn nhóm cũng là điều quan trọng nhưng cần được tiến hành bởi cán bộ có kinh nghiệm, có nhạy cảm đối với những thất thường của đối tượng trong quá trình đấu tranh. Quan trọng khác là có sự kiểm soát trong nhóm vì người tái nghiện có thể có những ảnh hưởng tiêu cực làm cản trở quyết tâm phục hồi của những người khác. Việc đánh giá các nhân tố góp phần gây tái nghiện giúp người cai xác định những mầm mống gây tái nghiện và giúp họ đề ra kế hoạch tái nghiện trong tương lai.
Đối mặt với thách thức tái nghiện sẽ là một kinh nghiệm thành công khi người tái nghiện có động lực vượt qua nó và được cung cấp những trợ giúp và hướng dẫn phù hợp. Với sự trợ giúp từ cán bộ, gia đình và các thành viên trong nhóm, nỗi sợ sệt và sự cô lập của người tái nghiện sẽ được giảm đi. Điều quan trọng là giáo dục cho người cai và những người có quan tâm là họ cần chủ động chống tái nghiện chứ không nên chỉ ngồi chấp nhận sự việc một cách thụ động, không có trợ giúp. Sự tự tin và niềm hy vọng sẽ lại được xây đắp trong đối tượng và gia đình họ khi họ thấy rằng tái nghiện chỉ là một thách thức trong “cuộc chiến dai dẳng” nhưng hoàn toàn có thể chinh phục!
Ý tưởng Phát triển và Tiến hành Chương trình Hoà nhập xã hội/Chăm sóc sau cai nghiện tại các cơ sở ở Châu Á:
Dù là ở đất nước nào hay nền văn hoá nào, thì vấn đề lạm dụng ma tuý cũng có những điểm chung là thách thức những người làm chính sách, người thi hành luật pháp và người cung cấp dịch vụ xã hội. Là người cung cấp dịch vụ, chúng tôi luôn hy vọng việc điều trị của mình có hiệu quả, giúp người cai nghiện phát triển và hoà nhập lại vào cộng đồng. Có nhiều phần tiếp theo sau quá trình phục hồi và sau đây là một số ý tưởng có thể xem xét khi phát triển và tiến hành chương trình hoà nhập xã hội/chăm sóc sau cai nghiện tại các cơ sở khác nhau:
1. Chương trình Chăm sóc sau cai nghiện cần uyển chuyển để đáp ứng nhu cầu của người cai: Người cai nghiện nào cũng có những nhu cầu riêng trong quá trình phục hồi và động cơ điều trị của họ cũng không giống nhau. Nên có những lựa chọn về chương trình điều trị và chăm sóc sau cai cho người cai nghiện khi thấy cần thiết. Các nhu cầu cá nhân khác cũng nên quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hoà nhập xã hội khi người cai nghiện đã quay trở về cộng đồng với nhiều thay đổi không thể dự đoán hết, chương trình chăm sóc sau cai cần uyển chuyển, khả thi và toàn diện, đủ để khuyến khích người cai tham gia.
2. Chương trình Chăm sóc Sau cai cần dễ dàng tiếp cận: Các tuỳ chọn chương trình và các cơ hội nên được tiếp cận dễ dàng với tất cả các nhóm đối tượng để tăng cường sự tham gia của họ.
3. Tiếp tục xem xét các nhu cầu cá nhân của người cai nghiện: Sau khi quay trở về với cộng đồng, nhu cầu của đối tượng không còn giống như ở giai đoạn điều trị. Vì vậy, kế hoạch các dịch vụ sau cai nghiện và các nhu cầu cá nhân của đối tượng cần được xem xét đều đặn để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đó.
4. Tiếp tục sự tham gia của thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng quan trọng trong gia đoạn hoà nhập xã hội: Các thành viên trong gia đình và những người có ảnh hưởng quan trọng đóng vai trò quan trọng suốt cả quá trình điều trị và chăm sóc sau cai. Sự tham gia của họ trong phục vụ sau cai là đặc biệt quan trọng trong việc giúp đỡ và tạo động lực cho đối tượng tham gia chương trình.
5. Hỗ trợ thành viên gia đình và những người có ảnh hưởng quan trọng không được sao nhãng: Dịch vụ chăm sóc sau cai chỉ chú tâm đến các yêu cầu của người cai, thành viên gia đình và những người quan trọng khác chỉ được cho là đóng vai trò hỗ trợ. Tuy nhiên, chính họ lại là những người luôn gánh chịu những thất vọng, những thất thường của người cai trên con đường tới phục hồi, họ cũng có nhu cầu được trợ giúp rất lớn. Vì vậy, việc thành lập nhóm hỗ trợ thành viên gia đình cũng là một việc lớn cần thiết mà cơ sở điều trị cần quan tâm, xem xét.
6. Hỗ trợ việc làm và các dịch vụ việc làm khác đáng được phát triển: Công ăn việc làm là một yếu tố cơ bản trong quá trình phục hồi của người cai nghiện. Trong cảnh khủng hoảng kinh tế ở nhiêu nước, thì hỗ trợ việc làm và các dịch vụ việc làm liên quan là việc cần thiết hơn nhiều, trước cả công việc giúp đối tượng hoà nhập xã hội và duy trì một cuộc sống không ma tuý.
7. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ cho đối tượng ở vùng lân cận: Mạng lưới hỗ trợ rất quan trọng trong quá trình phục hồi của người cai. Vấn đề khoảng cách trng việc duy trì hệ thống trợ giúp ở Hồng Kông không phải là một vấn đề lớn vì Hồng Kông là một thành phố nhỏ. Tuy nhiên hiện nay mọi người thường làm việc nhiều giờ hoặc thời gian không đều đặn, một số đối tượng ở chỗ chúng tôi không thể tham dự chăm sóc sau cai do hết giờ làm muộn hoặc ngày nghỉ cuối tuần muộn. Mạng lưới hỗ trợ ở vùng lân cận có thể được xem xét để giải quyết khó khăn này. ở các nước châu á khác, khoảng cách có thể là một vấn đề đối với người cai nghiện tham gia chăm sóc sau cai, nên mạng lưới hõ trợ ở vùng lân cận có thể là một giải pháp khả thi.
8. Thành lập các nhóm có cùng sở thích: Học cách sử dụng thời gian rỗi và tìm việc làm trong một cuộc sống không ma tuý là những lĩnh vực không được sao nhãng, thờ ơ. Giúp họ phát triển sở thích bằng cách để họ tự sử dụng tốt thời gian rỗi và tận hưởng cuộc sống không ma tuý của họ.
9. Quan tâm đến đối tượng là nguyên tắc cơ bản: Trong giai đoạn hoà nhập xã hội, cơ sở điều trị có thể để những đối tượng đã “trưởng thành” tham gia phát triển một số loại hình chương trình chăm sóc sau cai theo sở thích và nhu cầu của họ, ví dụ như cho phép họ thành lập nhóm, tổ âm nhạc, bóng chuyền.. Người nhận dịch vụ biết họ muốn gì và họ sẽ tham gia thêm khi được tham gia.
Kết luận:
Trong việc cung cấp chương trình chăm sóc sau điều trị cai nghiện trong giai đoạn hoà nhập xã hội, người cung cấp dịch vụ đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, đều là những vấn đề điển hình của người nhận dịch vụ gồm việc quản lý tái nghiện, giải quyết các vấn đề cám dỗ, sự thất vọng và những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, vv... Vì vậy chương trình của chúng ta nên nhạy cảm và khả thi đủ để đáp ứng những nhu cầu thay đổi của người cai nghiện đang tranh đấu với hoạt động lạm dụng các chất có chiều hướng thay đổi nhanh chóng. Là nhà cung cấp dịch vụ, chúng tôi cần phải xem xét kỹ chương trình điều trị, rèn luyện các kỹ năng tư vấn và cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên. Đồng thời chúng tôi cũng cần cân nhắc, xem xét các nguyên tắc tiến hành và phát triển chương trình của chúng tôi theo cách phù hợp với bản sắc văn hoá riêng của đất nước chúng tôi.
Trung tâm Điều trị cho Phụ nữ đã sử dụng Chữa bệnh Cộng đồng trong chương trình điều trị và chăm sóc sau cai nghiện 20 năm qua riêng ở Hồng Kông, tôi thấy mừng là chúng ta có một “Gia đình lớn” ở châu Á cũng như trên phạm vi thế giới, mọi người có thể biết nhau và liên lạc với nhau, tất cả cùng tham gia vào một công việc đầy ý nghĩa là điều trị cai nghiện ma tuý. Tôi tin tưởng rằng có sự trao đổi, liên lạc và giúp đỡ lẫn nhau, chúng ta sẽ hoàn toàn có thể mang lại một chương trình điều trị và chăm sóc sau cai nghiện tốt hơn và tốt hơn nữa cho người cai nghiện.
QUI TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
VIDEO QUI TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM THANH ĐA
● Sinh hoạt - Học tập - Vui chơi - Giải trí của học viên
● Đoàn khách trong - ngoài nước
● Tham dự và báo cáo tại cái hội nghị trong và ngoài nước
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
● Chi bộ công ty
● Hội cựu chiến binh Việt Nam
● Chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công ty
● Hội chữ thập đỏ công ty
● Công đoàn công ty
THỦ TỤC NHẬP VIỆN - VIỆN PHÍ - SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC
(028)3898 6513
0903 715 529 (Bs. Duy)
0903 834 238 (CN. Tâm)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
(028) 6270 0119
(028) 2215 4274
(028) 3898 6515 (12)
0903 196 778 (Ys. Ngọc)
0933 161 985 (A. Bình)
0986 648 480 (A. Nguyên)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0903 715 529 (Bs. Duy)
0982 383 080 (CN. Loan)
0903 171 704 (T. Hải)
0908 063 346 (C. Điệp)
(028) 3898 6515 (15)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
0983 338 869 (CNĐD. Lan)
0913 651 540 (Ys. Xuân)
(028) 3898 6515 (23)
(028) 2214 9452
0982 120 908 (Ths. Minh)
0909 870 896 (CN. Dịu)
0168 351 2972 (CN. Ngà)
0164 747 0745 (CN. Hảo)
VÌ BÌNH YÊN CUỘC SỐNG - CUỘC CHIẾN ĐẤU VẪN CÒN TIẾP DIỄN
PHIM THE VIỆT NAM WAR - LẠI THÊM MỘT BỌN NGỤY: NGỤY BIỆN
ĐẾ QUỐC VIỆT NAM - TRẦN TRỌNG KIM
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG EM?
QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ HIỆN NAY
QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN HIỆN NAY
QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC HIỆN NAY
NHỮNG BÀI HỌC VỀ CUỘC CHIẾN TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOA KỲ - HỒI KÝ MCNAMARA
CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM - SAI LẦM KHỦNG KHIẾP
HỒI KÝ MCNAMAR - NGUYÊN BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG HÒA KỲ
KBCHN - HỒ SƠ MẬT DINH ĐỘC LẬP
NHẬN ĐỊNH CỦA ÔNG TRẦN TRỌNG KIM - THỦ TƯỚNG ĐẾ QUỐC VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ TIẾP QUẢN CỦA VIỆT MINH
GDVN - 19 BỨC ẢNH VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945 CỦA CỐ NGHỆ SĨ VÕ AN NINH
NẠN ĐÓI ẤT DẬU (NĂM 1945) - TỘI ÁC THỰC DÂN PHÁP - ĐẾ QUỐC MỸ - PHÁT XÍT NHẬT
CHUYỆN CỨU ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945 - CÁC NHÀ GIÀU THAM GIA CỨU ĐÓI
30-04-1975
NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC -
NỘI CHIẾN HAY CHỐNG NGOẠI XÂM?
CUỘC THÁO CHẠY KHỎI HOÀNG SA CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1974)
CUỘC CHIẾN BẢO VỆ TRƯỜNG SA CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
VIDEO: GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA 1975 NẾU CHẬM 10 NGÀY, VIỆT NAM SẼ MẤT ĐẢO
TRẬN ĐÁNH CỦA ĐẶC CÔNG HẢI QUÂN VIỆT NAM CHIẾM ĐẢO SONG TỬ TÂY [60 NĂM HÀNH TRÌNH GIỮ BIỂN
"SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA" - BÀI CỦA BÁO NHÂN DÂN TỪ NĂM 1988 VỀ GẠC MA
GẠC MA, LEN ĐAO, CÔ LIN TRONG CHIẾN DỊCH CQ88 – SAO KHÔNG CHIẾM LẠI GẠC MA?
VIDEO: PHỎNG VẤN ĐẠI TÁ QĐNDVN VŨ HUY LỄ VỀ TRẬN HẢI CHIẾN GẠC MA
BẢN TIN THỜI SỰ ĐANH THÉP CỦA VTC1:GẠC MA, NỖI ĐAU KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
VÌ SAO TỪ ĐẢO SINH TỒN CHIẾN SĨ KHÔNG BẮN TÀU TRUNG QUỐC, HỖ TRỢ GẠC MA?
TƯ LIỆU HIẾM VỀ ĐÔ ĐỐC GIÁP VĂN CƯƠNG - VỊ TƯỚNG CỦA TRƯỜNG SA
CHUYỆN TRƯỜNG SA CỦA NGƯỜI TRƯỜNG SA: VI - ĐÓNG GIỮ ĐẢO LEN ĐAO
ĐIỆP BÁO MIỀN NAM CUỘC CHIẾN THẦM LẶNG
1. HTV9 - Trần Quốc Hương - Người chỉ huy tình báo thầm lặng
2. HTV9: Người chỉ huy
3. VTV1: CHỦ TỊCH NƯỚC TIẾP ĐOÀN CỰU CÁN BỘ ĐIỆP BÁO AN NINH SÀI GÒN - GIA ĐỊNH
4. ANTV: Người điệp báo A10 - Một đời xung kích
5. HTV9: Những điều Bác Hồ dạy
6. VTC10: Nguyễn Hữu Thái Hành trình từ chiến tranh đến hòa bình
7. HTV9: Một thời tuổi trẻ
8. HTV9: Chuyện của lính
9. VTV1: Âm hưởng mùa xuân 1975
10. ANTV: Anh hùng lực lượng vũ trang - Thiếu tướng Huỳnh Huề
12. ANTV - Điệp báo an ninh miền Nam nghiệp vụ từ trái tim
13. VTC10: Điệp báo an ninh Gia Định họp mặt kỷ niệm 30/04/1975
TIỂU THUYẾT TÌNH BÁO
ĐIỆP BÁO A10
NÔNG HUYỀN SƠN
TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI B CUỘC THI TIỂU THUYẾT, TRUYỆN VÀ KÝ
VỀ ĐỀ TÀI VÌ AN NINH TỔ QUỐC VÀ BÌNH YÊN CUỘC SỐNG (2007-2010)
DO BỘ CÔNG AN VÀ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TỔ CHỨC
TỘI ÁC CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ BỌN TAY SAI ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA PHÁT XÍT NHẬT ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA LÍNH ĐÁNH THUÊ NAM TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA QUÂN ĐỘI CHƯ HẦU ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
TẠI SAO KHI XẢY RA GIAO TRANH - DÂN CHÚNG CHẠY VỀ PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA