THỜI GIAN LÀM VIỆC 24/24
HOTLINE : (028) 6270 0119 - (028) 2215 4274
0982 120 908 - 090 371 5529 - 0933 161 985
Cơ sở 1: 245 Bình Quới (1051 Xô Viết Nghệ Tỉnh - số cũ) - P.28 - Q.Bình Thạnh - Tp.HCM
Cơ sở 2: 978 Nguyễn Duy Trinh - P. Phú Hữu - Q.9 - Tp.HCM
CHIẾN THẮNG NGÀN QUÂN ĐỊCH KHÔNG BẰNG CHIẾN THẮNG BẢN THÂN MÌNH
THÍCH CA MÂU NI
PHẢI GIÀNH GIẬT ĐỂ CỨU TỪNG CON NGƯỜI
CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT
CAI NGHIỆN MA TÚY TUY KHÓ NHƯNG KHÓ MẤY CŨNG PHẢI LÀM
NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN MINH TRIẾT
QUI TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
VIDEO QUI TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM THANH ĐA
● Sinh hoạt - Học tập - Vui chơi - Giải trí của học viên
● Đoàn khách trong - ngoài nước
● Tham dự và báo cáo tại cái hội nghị trong và ngoài nước
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
● Chi bộ công ty
● Hội cựu chiến binh Việt Nam
● Chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công ty
● Hội chữ thập đỏ công ty
● Công đoàn công ty
THỦ TỤC NHẬP VIỆN - VIỆN PHÍ - SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC
Đ/C TRẦN QUỐC HƯƠNG - NGUYÊN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG TẶNG HOA CHO
BS NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY - GIÁM ĐỐC TT NHÂN LỄ NHẬN
HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG III &
BẰNG KHEN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện Ma túy Thanh Đa được UBND TP.HCM cho phép thành lập, đi vào hoạt động từ năm 1999. Năm 2008, Trung tâm Thanh Đa là đơn vị cai nghiện tự nguyện đầu tiên của cả nước được Bộ Lao động và Thương binh Xã hội (LĐ&TBXH) cấp Giấy phép cho thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện ma túy.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ , BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG TẶNG HUY HIỆU VÀ DANH HIỆU DOANH NHÂN LÀM THEO LỜI BÁC CHO BÁC SĨ NGUYỄN HỮU KHÁNH DUY GIÁM ĐỐC CÔNG TY ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY THANH ĐA
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy – Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Giám đốc Trung tâm cho biết: Lúc đầu, với muôn vàn khó khăn gian khổ, song nhờ tinh thần đoàn kết, tấm lòng tận tâm, tận lực với công việc của các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên của trung tâm nên mọi khó khăn đều đã vượt qua. Đối với học viên: ngoài việc cắt cơn, chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone, điều trị kịp thời các bệnh cơ hội, bệnh tâm thần hậu quả của việc sử dụng ma túy. Trung tâm còn kết hợp với nhiều phương pháp điều trị không dùng thuốc như Tư vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp giáo dục – Liệu pháp xã hội – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình…
Sau 18 năm hoạt động, Trung tâm đã điều trị cho hơn 19.000 lượt học viên tự nguyện đến cai nghiện và đưa họ trở về tái hòa nhập đời sống cộng đồng. Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, nhân viên nay có nhiều đồng chí đã già yếu, sức khỏe bị hạn chế nhưng nhờ biết xây dựng đội ngũ kế thừa nên số CBNV hiện nay đa số là lực lượng trẻ có trình độ, có bản lĩnh chính trị. Tỷ lệ Đảng viên chiếm 1/5 trên tổng số CBNV, hầu hết đều tốt nghiệp đại học. Đến nay, Trung tâm đã được đầu tư hơn 36 tỉ đồng xây dựng 2 cơ sở: Cơ sở 1 có diện tích hơn 2000m2 tại số 1051 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 28, Q. Bình Thạnh, cơ sở 2 có diện tích hơn 4.000m2 tọa lạc tại số 978 đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu, Quận 9. Trung tâm có hơn 100 CBNV (trong đó hơn ½ là nữ); có 1 Tiến sĩ y khoa, 2 Tiến sĩ xã hội học, 1 Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục, 22 CBNV Đại học (5 bác sỹ, 7 cử nhân tâm lý và xã hội học, 10 Đại học khác).
Các tổ chức chính trị xã hội như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh được thành lập và đi vào hoạt động tích cực làm nòng cốt cho việc xây dựng đơn vị. Hàng năm, các tổ chức chính trị xã hội đều được lãnh đạo các cấp phân loại xuất sắc. Theo Bác sĩ Khánh Duy: Muốn cai nghiện – phục hồi và phòng chống tái nghiện có hiệu quả, đòi hỏi phải có một môi trường trị liệu tốt, đạt được các mục tiêu sau đây: “Sạch đẹp như bệnh viện - Chuẩn mực như trường học - Sôi nổi như đoàn thể - Thân ái như gia đình - Chặt chẽ như công an - Kỷ luật như quân đội”. Trong công tác điều trị phải đặt nặng các liệu pháp điều trị không dùng thuốc: Tư vấn - Tâm lý trị liệu - Giáo dục trị liệu - Sinh hoạt trị liệu và các liệu pháp xã hội khác là chính nhằm điều chỉnh, phục hồi nhận thức - hành vi - nhân cách cho học viên.
Để cán bộ nhân viên an tâm công tác, và để tránh tình trạng nhân viên thẩm lậu ma túy vào trung tâm, Trung tâm hết sức quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên: Thu nhập bình quân tối thiểu của mỗi nhân viên trên 7,5 triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra người lao động còn được hưởng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và được khen thưởng trong các dịp lễ tết, tháng lương thứ 13 hàng năm. Ngoài ra, CBNV Trung tâm còn thường xuyên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị ngắn hạn cũng như dài hạn, mọi chi phí Trung tâm đều chi trả.
Với những thành tích đạt được trong 18 năm qua, Trung tâm đã được Chính phủ, các Bộ - Ban – Ngành tặng thưởng nhiều cúp vàng, danh hiệu; Chính quyền các cấp tặng nhiều Bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác điều dưỡng và cai nghiện ma túy. Riêng bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy 12 năm liền đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua”, "Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" và liên tục 12 năm liền được tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh", Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa đã được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Riêng bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy nhận được Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
HOÀNG PHƯƠNG
![]() |
Bác sĩ Khánh Duy tư vấn điều trị cho người nhà bệnh nhân-Ảnh: Nhật Thy |
Từ chiến sỹ trên mặt trận tình báo đến cuộc chiến chống ma túy
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy sinh ra và lớn lên tại miền Nam. Ông từng là Cụm phó Cụm điệp báo A10 (thuộc Ban An ninh Sài Gòn Gia Định) -Cụm Điệp báo với những chiến công lừng lẫy và nhiều điệp vụ hoàn hảo được lịch sử ghi nhận.
Tháng 5 năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông được chuyển về khối Bảo vệ chính trị thuộc Ban An Ninh nội chính TPHCM. Từ năm 1976, bác sĩ Khánh Duy công tác tại trại giam Chí Hòa, điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân nghiện ma túy. Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy tự học tập, tiếp cận và tìm hiểu về ma túy để điều trị cho tù nhân, can phạm.
Những năm 1980, ông chuyển về công tác tại Phòng An ninh Văn hóa - Tư tưởng, phụ trách lĩnh vực y tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, giáo dục và bảo vệ cơ quan Dân - Chính - Đảng, do đó ông càng có điều kiện tiếp cận sâu hơn với các đối tượng nghiện ma túy. Những chàng trai, những cô gái còn rất trẻ lại bị cướp mất tương lai chỉ vì ma túy khiến cho ông không khỏi xót xa. Từ năm 1995 đến năm 2000, ông làm Hội thẩm Tòa án Nhân dân TPHCM và tham gia xét xử nhiều vụ án liên quan đến ma túy. Từ đó ông thấy được rằng: Ma túy thực sự là một hiểm họa của toàn xã hội, nó hủy hoại nhân cách, đạo đức của con người. Và ông đã đi đến quyết định: “Phải đấu tranh đến cùng để ngăn chặn hiểm họa này”.
Vì vậy, năm 1999, khi về hưu, dù tỉ lệ mất sức 61%, nhưng ông vẫn không ngơi nghỉ mà quyết tâm thực hiện những điều mình vẫn hằng ấp ủ, nung nấu suốt bao nhiêu năm qua. Đó là xây dựng một trung tâm cai nghiện ma túy để cứu sống những con người lầm lạc. Ông đã tập hợp bạn bè, đồng chí, đồng đội vốn là các cựu chiến binh - những người đã trở về sau cuộc chiến khốc liệt với kẻ thù, thành lập trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa. Những người lính với tâm niệm cái gì khó phải làm trước đã tận dụng quãng đời còn lại của mình để hồi phục những mảnh đời, số phận của một bộ phận người trẻ tuổi trước cái chết trắng.
Tiên phong ứng dụng khoa học mới trong điều trị nghiện
Góp gió thành bão, mỗi người một ít đến nay trung tâm đã được đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Trung tâm tọa lạc trên một địa thế rộng rãi và thoáng mát rộng hàng ngàn m2 nằm ven sông Sài Gòn tại địa chỉ số 1051 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 28, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Khi vào trung tâm, không ít người ngỡ là mình lạc vào khu an dưỡng. Trung tâm Thanh Đa được các học viên đánh giá là “thiên đường cai nghiện” vì có không khí trong lành, cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, sạch đẹp. Trung tâm không có nạn đầu gấu, đại bàng, không để thẩm lậu ma túy, không có bạo loạn, bạo hành và trên tất cả là được sự quan tâm của tập thể cán bộ nhân viên đối với học viên. Trung tâm có những tiêu chí cụ thể: Sạch đẹp như bệnh viện - Chuẩn mực như trường học - Sôi nổi như đoàn thể - Thân ái như gia đình - Chặt chẽ như công an - Kỷ luật như quân đội.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy cho biết, những ngày tháng mới thành lập, Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn. Các văn bản hướng dẫn và tài liệu thiếu. Ngoài các bài giảng về cắt cơn bằng phác đồ an thần kinh của Bộ Y tế và châm cứu, các y bác sĩ của Trung tâm không được học gì thêm. Ngày đó, quan niệm về cai nghiện ma túy khá giản đơn. Một số bệnh viện thành lập khoa cắt cơn. Sau cắt cơn, bệnh nhân về nhà và hầu hết đều tái nghiện.
![]() |
Bác sĩ Khánh Duy cùng các học viên trong một buổi học vẽ tại Trung tâm Thanh Đa-Ảnh: Nhật Thy |
“Ngoài vấn đề thực hiện phác đồ cắt cơn của Bộ Y tế, chúng tôi không biết một trung tâm cai nghiện tự nguyện có những quyền hạn gì? Công tác quản lý ra sao? Và sau gian đoạn cắt cơn phải làm gì? Chúng tôi biết rằng, cắt cơn không thể giải quyết được điều trị nghiện ma túy mà cần có thời gian giúp đỡ, chăm sóc dài và đồng thời chúng tôi cũng đánh giá nghiện ma túy là một bệnh nên chúng tôi đặt tên trung tâm là Trung tâm Điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa”, bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy chia sẻ về những ngày mới thành lập Trung tâm.
Việc thực hiện cắt cơn bằng phác đồ an thần kinh, lúc bấy giờ có rất nhiều phản ứng phụ. Bệnh nhân thường bị “sảng thuốc” “xuyên tường - bắt bướm” và dễ bị kích động, gây gổ đánh nhau. Có nhiều anh em chán nản không muốn tiếp tục làm công việc này nữa nhưng một số khác vẫn quyết tâm đeo bám và tìm kiếm những phương pháp điều trị có kết quả hơn.
Năm 2002, Trung tâm đã đưa phác đồ điều trị cắt cơn bằng Clonidine kết hợp với thuốc giải lo âu, an thần và giảm đau vào điều trị. Liều lượng thuốc Clonidine sử dụng giảm chỉ còn 1/3 so với liều điều trị cho phép đối với các loại thuốc giải lo âu, an thần, giảm đau, Trung tâm điều trị chỉ bằng 1/2 liều cho phép nên hết sức an toàn. Phác đồ này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhưng tại Việt Nam chưa có trung tâm nào điều trị bằng thuốc này.
Năm 2009, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Viết Nghị-nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương-Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam vào thăm Trung tâm Thanh Đa và nhận thấy phác đồ điều trị cắt cơn bằng Clonidine có kết quả rất tốt. Hội chứng cai nhẹ, số hội chứng cai ít. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Viết Nghị đã mời lãnh đạo Trung tâm ra Hà Nội báo cáo trước Hội đồng khoa học Bệnh viện Bạch Mai và Cục Khám chữa bệnh-Bộ Y tế. Bộ Y tế đồng ý cho Viện Sức khỏe tâm thần thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu áp dụng Clonidine trong điều trị cắt cơn nghiện các chất dạng thuốc phiện”. Viện Sức khỏe tâm thần sau đó đã mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế làm công tác cai nghiện toàn quốc. Qua 16 năm điều trị, Trung tâm Thanh Đa đã cắt cơn cho hơn 14.000 trường hợp, không có trường hợp nào xảy ra tai biến, hội chứng cai nhẹ.
Vào những năm 2004, Trung tâm bắt đầu nhận những học viên nghiện ma túy tổng hợp. Bác sĩ Duy cho biết, qua tài liệu của nhiều nước, Trung tâm đánh giá, ma túy loại này sẽ phát triển nhanh ở nước ta nên đã lập kế hoạch điều trị. Khi đó vẫn chưa có tài liệu trong nước về loại ma túy này, các y, bác sỹ Trung tâm phải trích dịch, nghiên cứu hàng nghìn trang tài liệu nước ngoài để áp dụng cho bệnh nhân.
“Ngày đó ít gặp trường hợp người nghiện ma túy tổng hợp bị bệnh tâm thần nhưng càng ngày chúng tôi gặp nhiều bệnh nặng hơn. Bệnh nhân bị kích động, hoang tưởng, ảo thanh, ảo giác, tâm thần phân liệt…, có nhiều trường hợp chúng tôi bị đánh, bị đe dọa nhưng nhờ thế, chúng tôi rút ra được những cách tự vệ, không còn lo ngại khi nhận những học viên nghiện ma túy tổng hợp. Từ năm 2004 đến nay, chúng tôi đã đã điều trị cho hơn 5.000 lượt học viên nghiện ma túy tổng hợp”, Giám đốc Trung tâm Thanh Đa nói.
Năm 2006, nhận thấy việc chống tái nghiện nhóm các chất dạng thuốc phiện bằng Naltrexone là phù hợp với điều kiện của học viên cai nghiện, Trung tâm Thanh Đa đã triển khai Khoa Chống tái nghiện. Hai bác sĩ và năm y sĩ đã được tập huấn tại Hà Nội và Vũng Tàu.
Bác sĩ Khánh Duy chia sẻ, nhận thấy dù sử dụng thuốc Methadone hoặc Naltrexone cũng chỉ là những thuốc hỗ trợ chống tái nghiện, vấn đề chính là phải gọt giũa, điều chỉnh, phục hồi được nhận thức-hành vi-nhân cách, cũng như trang bị bản lĩnh và kỹ năng sống cho học viên, chính vì vậy Trung tâm đưa công tác tư vấn, tâm lý, trị liệu, giáo dục trị liệu làm nòng cốt. Khoa Chống tái nghiện có gần 20 cử nhân xã hội học, tâm lý xã hội, trong đó có 2 tiến sĩ và 1 thạc sĩ.
Kết quả điều trị rất khích lệ, do khi uống thuốc Natrexone, học viên không còn thèm nhớ và tìm kiếm heroine. Số học viên thành công cao, nhất là số học viên uống thuốc hơn 1 năm, 50% các cháu điều trị ngoại trú đã có việc làm ổn định. Khoa Chống tái nghiện đã được nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến thăm và trao đổi kinh nghiệm điều trị. Một vấn đề khó khăn của chúng tôi là sau thời gian điều trị nội trú trên 2 tháng, học viên xuất viện cần tiếp tục điều trị ngoại trú bằng Naltrexone và được tiếp tục tư vấn, tâm lý trị liệu với thời gian tối thiểu 1 năm. Vì lý do trên, đối với những học viên ở xa thành phố Hồ Chí Minh không có điều kiện đến trung tâm Thanh Đa điều trị vì chi phí đi lại tốn kém nên bỏ dở chương trình.
Với những thành tích đã nêu trên, Trung tâm Thanh Đa đã được Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ, ban ngành tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Trong thời gian qua, bác sĩ Khánh Duy liên tục 12 năm liền đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua", được phân loại “Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, được tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và nhiều khen thưởng khác.
Có thể thấy, gần 20 năm gắn bó với người nghiện, tóc đã bạc trắng như cước, ông vẫn không ngừng nghiên cứu, chăm chút để những đứa con bước ra khỏi mái nhà này sẽ không còn lạc lối trong cái chết trắng.Trên mặt trận không tiếng súng, khó khăn chồng chất, nhưng có hề gì với trái tim của người vừa là chiến sĩ vừa là bác sĩ ấy. Và những đứa con một thời lầm lạc của ông đã và đang vượt qua sự cám dỗ của ma túy để trở thành người có ích cho xã hội.
Nhật Thy
ANTV - NGƯỜI ĐIỆP BÁO A10 NĂM XƯA -
MỘT ĐỜI XUNG KÍCH
(028)3898 6513
0903 715 529 (Bs. Duy)
0903 834 238 (CN. Tâm)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
(028) 6270 0119
(028) 2215 4274
(028) 3898 6515 (12)
0903 196 778 (Ys. Ngọc)
0933 161 985 (A. Bình)
0986 648 480 (A. Nguyên)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0903 715 529 (Bs. Duy)
0982 383 080 (CN. Loan)
0903 171 704 (T. Hải)
0908 063 346 (C. Điệp)
(028) 3898 6515 (15)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
0983 338 869 (CNĐD. Lan)
0913 651 540 (Ys. Xuân)
(028) 3898 6515 (23)
(028) 2214 9452
0982 120 908 (Ths. Minh)
0909 870 896 (CN. Dịu)
0168 351 2972 (CN. Ngà)
0164 747 0745 (CN. Hảo)
(028)3898 6513
0903 715 529 (Bs. Duy)
0903 834 238 (CN. Tâm)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
(028) 6270 0119
(028) 2215 4274
(028) 3898 6515 (12)
0903 196 778 (Ys. Ngọc)
0933 161 985 (A. Bình)
0986 648 480 (A. Nguyên)
0982 120 908 (Ths. Minh)
0903 730 816 (CN. Tuấn)
0903 715 529 (Bs. Duy)
0982 383 080 (CN. Loan)
0903 171 704 (T. Hải)
0908 063 346 (C. Điệp)
(028) 3898 6515 (15)
0979 706 102 (Bs. Chinh)
0983 338 869 (CNĐD. Lan)
0913 651 540 (Ys. Xuân)
(028) 3898 6515 (23)
(028) 2214 9452
0982 120 908 (Ths. Minh)
0909 870 896 (CN. Dịu)
0168 351 2972 (CN. Ngà)
0164 747 0745 (CN. Hảo)
VÌ BÌNH YÊN CUỘC SỐNG - CUỘC CHIẾN ĐẤU VẪN CÒN TIẾP DIỄN
PHIM THE VIỆT NAM WAR - LẠI THÊM MỘT BỌN NGỤY: NGỤY BIỆN
ĐẾ QUỐC VIỆT NAM - TRẦN TRỌNG KIM
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG EM?
QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ HIỆN NAY
QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN HIỆN NAY
QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC HIỆN NAY
NHỮNG BÀI HỌC VỀ CUỘC CHIẾN TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOA KỲ - HỒI KÝ MCNAMARA
CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM - SAI LẦM KHỦNG KHIẾP
HỒI KÝ MCNAMAR - NGUYÊN BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG HÒA KỲ
KBCHN - HỒ SƠ MẬT DINH ĐỘC LẬP
NHẬN ĐỊNH CỦA ÔNG TRẦN TRỌNG KIM - THỦ TƯỚNG ĐẾ QUỐC VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ TIẾP QUẢN CỦA VIỆT MINH
GDVN - 19 BỨC ẢNH VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945 CỦA CỐ NGHỆ SĨ VÕ AN NINH
NẠN ĐÓI ẤT DẬU (NĂM 1945) - TỘI ÁC THỰC DÂN PHÁP - ĐẾ QUỐC MỸ - PHÁT XÍT NHẬT
CHUYỆN CỨU ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945 - CÁC NHÀ GIÀU THAM GIA CỨU ĐÓI
30-04-1975
NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC -
NỘI CHIẾN HAY CHỐNG NGOẠI XÂM?
CUỘC THÁO CHẠY KHỎI HOÀNG SA CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA (1974)
CUỘC CHIẾN BẢO VỆ TRƯỜNG SA CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
VIDEO: GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA 1975 NẾU CHẬM 10 NGÀY, VIỆT NAM SẼ MẤT ĐẢO
TRẬN ĐÁNH CỦA ĐẶC CÔNG HẢI QUÂN VIỆT NAM CHIẾM ĐẢO SONG TỬ TÂY [60 NĂM HÀNH TRÌNH GIỮ BIỂN
"SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA" - BÀI CỦA BÁO NHÂN DÂN TỪ NĂM 1988 VỀ GẠC MA
GẠC MA, LEN ĐAO, CÔ LIN TRONG CHIẾN DỊCH CQ88 – SAO KHÔNG CHIẾM LẠI GẠC MA?
VIDEO: PHỎNG VẤN ĐẠI TÁ QĐNDVN VŨ HUY LỄ VỀ TRẬN HẢI CHIẾN GẠC MA
BẢN TIN THỜI SỰ ĐANH THÉP CỦA VTC1:GẠC MA, NỖI ĐAU KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
VÌ SAO TỪ ĐẢO SINH TỒN CHIẾN SĨ KHÔNG BẮN TÀU TRUNG QUỐC, HỖ TRỢ GẠC MA?
TƯ LIỆU HIẾM VỀ ĐÔ ĐỐC GIÁP VĂN CƯƠNG - VỊ TƯỚNG CỦA TRƯỜNG SA
CHUYỆN TRƯỜNG SA CỦA NGƯỜI TRƯỜNG SA: VI - ĐÓNG GIỮ ĐẢO LEN ĐAO
ĐIỆP BÁO MIỀN NAM CUỘC CHIẾN THẦM LẶNG
1. HTV9 - Trần Quốc Hương - Người chỉ huy tình báo thầm lặng
2. HTV9: Người chỉ huy
3. VTV1: CHỦ TỊCH NƯỚC TIẾP ĐOÀN CỰU CÁN BỘ ĐIỆP BÁO AN NINH SÀI GÒN - GIA ĐỊNH
4. ANTV: Người điệp báo A10 - Một đời xung kích
5. HTV9: Những điều Bác Hồ dạy
6. VTC10: Nguyễn Hữu Thái Hành trình từ chiến tranh đến hòa bình
7. HTV9: Một thời tuổi trẻ
8. HTV9: Chuyện của lính
9. VTV1: Âm hưởng mùa xuân 1975
10. ANTV: Anh hùng lực lượng vũ trang - Thiếu tướng Huỳnh Huề
12. ANTV - Điệp báo an ninh miền Nam nghiệp vụ từ trái tim
13. VTC10: Điệp báo an ninh Gia Định họp mặt kỷ niệm 30/04/1975
TIỂU THUYẾT TÌNH BÁO
ĐIỆP BÁO A10
NÔNG HUYỀN SƠN
TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI B CUỘC THI TIỂU THUYẾT, TRUYỆN VÀ KÝ
VỀ ĐỀ TÀI VÌ AN NINH TỔ QUỐC VÀ BÌNH YÊN CUỘC SỐNG (2007-2010)
DO BỘ CÔNG AN VÀ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM TỔ CHỨC
TỘI ÁC CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ BỌN TAY SAI ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA PHÁT XÍT NHẬT ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA LÍNH ĐÁNH THUÊ NAM TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA QUÂN ĐỘI CHƯ HẦU ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TỘI ÁC CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM
SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
TẠI SAO KHI XẢY RA GIAO TRANH - DÂN CHÚNG CHẠY VỀ PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA